Nguồn gốc của torii Torii

Nữ thần Phật giáo Benzaiten, với biểu tượng torii xuất hiện trên đầu

Nguồn gốc của torii hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Cho đến giờ có khá nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của torii, nhưng chưa có giả thuyết nào được xem là đúng và được chấp nhận phổ quát.[4] Bởi vì việc sử dụng các cổng biểu tượng như vậy khá phổ biến ở châu Á - những kiến trúc như vậy có thể ở một số nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam cũng như các ngôi làng của người NicobarShompen - các sử gia tin rằng có một sự du nhập của các kiến trúc như vậy vào văn hoá Nhật Bản.

Những cổng torii có thể, ví dụ, có nguồn gốc từ cổng torana trong tu viện của Sanchi ở miền trung Ấn Độ.[1] Theo lý thuyết này, các torana đã được thông qua bởi người sáng lập Chân Ngôn Tông - thiền sư Không Hải, người sử dụng nó để phân ranh giới cho không gian thiêng liêng được sử dụng cho lễ homa.[9] Giả thuyết này hình thành trong các thế kỷ 19 và 20, do sự tương đồng về cấu trúc và tên gọi của hai cửa. Phản đối về ngôn ngữ và lịch sử hiện nay đã xuất hiện, nhưng không có kết luận nào được rút ra.[6]

Tại Bangkok, Thái Lan, một kiến trúc Bà La Môn gọi là Sao Ching Cha có những nét rất tương đồng với một torii. Tuy nhiên, về mặt chức năng, kiến trúc này lại khác so với torii, vì nó được sử dụng như một cột trụ cho xích đu.[6] Trong nghi lễ đánh đu của Bà la môn, người ta cố gắng lấy được một túi tiền kim loại đặt trên một trong những trụ cột.

Các giả thuyết khác cho rằng torii torii có thể liên quan đến bài lâu của Trung Quốc. Tuy nhiên, những kiến trúc này có thể phỏng đoán cho một loạt các hình thức, chỉ có một số trong số đó thực sự hơi giống một torii.[6] Một cấu trúc tương tự - "hongsal-mun" - xuất hiện ở Triều Tiên.[10][11] Không giống như bản sao trong văn hoá Trung Quốc, hongsal-mun không có thay đổi nào đáng kể trong thiết kế và luôn luôn được sơn màu đỏ, với "các mũi tên" nằm trên đỉnh của kiến trúc (là nguồn gốc của tên gọi này).

Các liên hệ được đưa ra với torii

Có một số từ nguyên thực tế khác nhau tồn tại cho từ torii. Theo một trong số chúng, tên này bắt nguồn từ thuật ngữ tōri-iru (通り入る, tōri-iru? vượt qua và bước vào).[4]

Giả thuyết khác giải thích tên theo nghĩa đen của nó: cánh cổng nguyên bản là nơi để cho chim muông đậu vào. Điều này dựa trên ý nghĩa về tôn giáo của việc chim đậu vào ở văn hoá châu Á, như sotdae (솟대) trong văn hoá Triều Tiên, là những cây sào với một hoặc nhiều con chim bằng gỗ đặt trên đầu của chúng. Thường được tìm thấy theo từng nhóm ở lối vào của làng cùng với các cột trụ totem được gọi là jangseung, chúng là những lá bùa xua đuổi ma quỷ và mang lại cho dân làng may mắn. Các "nơi cho chim đậu" tương tự trong hình thức và chức năng với sotdae cũng tồn tại trong các văn hoá shaman khác ở Trung Quốc, Mông CổXibia. Mặc dù chúng không giống như torii và phục vụ một chức năng khác, những "nơi cho chim đậu" hiển thị cách mà loài chim trong nhiều nền văn hóa châu Á - được cho là có tính chất ma thuật và tôn giáo, và do đó có thể giúp giải thích nghĩa đen bí ẩn của tên gọi torii ("nơi chim đậu").[6][ghi chú 2]

Những cây sào được tin là đã hỗ trợ những biểu tượng chim bằng gỗ tương tự với sotdae đã được tìm thấy cùng với các con chim bằng gỗ, và được tin bởi một vài nhà sử học đã bằng cách nào đó phát triển thành kiến trúc torii hiện tại.[12] Một điều thú vị là ở cả Hàn Quốc và Nhật Bản, các sào đơn đại diện cho các vị thần (kami trong trường hợp Nhật Bản) và hashira (柱, trụ?) - cũng chỉ cây sào - là đơn vị đếm cho kami.[7]

Tại Nhật Bản, các loài chim từ lâu cũng có một kết nối với người chết, điều này có nghĩa là nó đã được sinh ra trong mối liên hệ với một số nghi thức tang lễ tiền sử. Các văn bản Nhật Bản cổ đại như KojikiNihon Shoki, thí dụ, nhắc đến cách mà Yamato Takeru trở thành một con chim trắng sau khi chết và theo hình thức đó đã chọn một nơi để chôn cất bản thân mình.[6] Vì lý do này, lăng mộ của ông sau đó đã được gọi là shiratori misasagi (白鳥陵, shiratori misasagi? bạch điểu lăng) - mộ của con chim màu trắng. Nhiều văn bản sau này cũng cho thấy một số mối quan hệ giữa linh hồn người chết và con chim trắng, một liên kết chung còn ở các nền văn hóa khác, có liên kết với shaman như người Nhật Bản. Motif con chim - từ thời kỳ Yayoithời kỳ Kofun - kết hợp chim muông với người chết cũng được tìm thấy ở cũng được tìm thấy ở một số địa điểm khảo cổ. Mối quan hệ giữa chim và cái chết cũng sẽ giải thích lý do tại sao, mặc dù xuất hiện trong tên của chúng, không có dấu vết nào có thể nhìn thấy của chim muông vẫn còn trong torii hiện nay: chim là biểu tượng của cái chết, mà trong Thần đạo mang đến phiền não (kegare).[6]

Cuối cùng, khả năng torii là một phát minh của Nhật Bản không thể không được đề cập đến. Kiến trúc torii cũng có thể được cải biến sang chức năng hiện tại của chúng thông qua các chuỗi sự kiện bên dưới:

Một shinmei torii
  • Bốn cây chống được đặt ở các góc của một khu vực linh thiêng và kết nối với nhau bằng dây thừng, do đó chia cách giữa thiêng liêng và trần tục.
  • Hai cây chống cao hơn sau đó được đặt ở trung tâm của những hướng tốt đẹp nhất, để cho các tu sĩ vào trong.
  • Một sợi dây thừng được buộc từ một cây chống sang một cây chống khác để đánh dấu ranh giới giữa bên trong và bên ngoài, giữa sự thiêng liêng và trần tục. Giai đoạn giả định này tương ứng với một loại torii sử dụng trong thực tế, kiến trúc được gọi là shime-torii (注連鳥居, shime-torii?), một ví dụ trong số đó có thể được nhìn thấy ở phía trước haiden của Đền Ōmiwa ở Kyoto (cũng xem ảnh ở trong phần hình ảnh).
  • Sợi dây đã được thay thế bằng một cây ngang.
  • Bởi vì cổng có cấu trúc yếu, nó được gia cố bằng một dầm nối, và kiến trúc ngày nay gọi là shinmei torii (神明鳥居, shinmei torii?) hoặc futabashira torii (二柱鳥居, futabashira torii? nhị trụ điểu cư) - torii có hai cột (xem minh hoạ bên phải) được tạo ra.[1] Lý thuyết này, tuy nhiên, không có phần nào có thể giải thích cách mà các cổng có tên gọi của chúng.

Các shinmei torii, có cấu trúc đồng nhất với những tái thiết của các nhà sử học, chỉ gồm bốn khúc gỗ không lột vỏ và không sơn: hai trụ dọc (hashira (柱, hashira?)) được đặt dưới một cây ngang (kasagi (笠木, kasagi?)) và giữ lại với nhau bằng một dầm nối (nuki (貫, nuki?)).[1] Các cây trụ có thể có khuynh hướng nghiêng lệch một chút, gọi là uchikorobi (内転び, uchikorobi?) hoặc chỉ là korobi (転び, korobi?). Các phần của cổng luôn thẳng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Torii http://www.univie.ac.at/rel_jap/an/Bauten:Einleitu... http://www.univie.ac.at/rel_jap/bauten/anm_torii.h... http://holoholo.air-nifty.com/nara/photo06/oomiwa.... http://www.amazon.com/dp/0700710515 http://books.google.com/books?id=MWGQAgAAQBAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=TV63mlG7GGgC&pg=P... http://mmjarboe.com/historical.html http://eos.kokugakuin.ac.jp/modules/xwords/entry.p... http://www.bk1.jp/review/41486 http://www.geocities.jp/miniuzi0502/torii/Tbunrui....